Tin nổi bật: Quy hoạch nhà hàng trên bãi biển Nha Trang, thi công trở lại cao tốc Long Thành-Bến Lức nối vào TPHCM-Trung Lương




Các nhà hàng trên bãi biển Nha Trang sẽ quy hoạch lại ra sao?

Cơ quan chức năng đang cập nhật các khu phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng vào quy hoạch phân khu các phường giáp biển Nha Trang, nhiều nhà hàng đang kinh doanh trên bãi biển sẽ xử lý như thế nào?
Về phương án quy hoạch khu vực phía đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao UBND TP Nha Trang thực hiện theo ý tưởng thiết kế đô thị của liên danh tư vấn.

UBND tỉnh kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo đúng quy định pháp luật tại các khu vực bãi biển Nha Trang thuộc các quy hoạch phân khu sẽ được cập nhật, phê duyệt theo ý tưởng thiết kế đã nêu.

Trong đó, có việc đầu tư tại các công trình, dự án đã hết thời hạn thuê đất hoặc thuộc diện bị thu hồi như: dự án khu nghỉ mát Ana Mandara Nha Trang, công viên Phù Đổng, nhà hàng Louisiane, Sailing Club…



Khu Evason Ana Mandara thành "Làng biển Nha Trang"

Riêng tại khu vực du lịch Evason Ana Mandara cũ thì đơn vị tư vấn đã đề xuất và được thống nhất chấp thuận là sẽ "cải tại và bảo tồn" thành "Làng biển Nha Trang".

Trong đó, có cải tạo, bố trí quảng trường, bãi đậu xe, bổ sung các tiện ích phục vụ công cộng (vòi uống nước, nhà vệ sinh, nhà tắm, trạm thông tin…) và các khu vực cây xanh, công viên mở, lối đi rộng cả trong khu và thông từ đường Trần Phú ra biển.

Nhiều công trình hiện trạng của khu Ana Mandara sẽ tháo dỡ nhưng giữ lại khoảng 10 nhà (cao 1 tầng, rộng từ 240m2 đến 300m2) để làm khu nhà đón trả khách cùng các công trình phục vụ thương mại (không quá 5% diện tích xây dựng) để làm các nhà hàng kinh doanh cà phê, bar…




Đoạn cao tốc Long Thành-Bến Lức nối vào TPHCM-Trung Lương sắp được thi công trở lại

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vừa phê duyệt kết quả lựa chọn liên danh nhà thầu 319 – Vinaconex thi công phần còn lại của gói thầu A1 thuộc đoạn phía Tây dự án cao tốc Long Thành-Bến Lức.
Sau khi Chính phủ gỡ vướng, nhiều gói thầu của dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đã khởi động trở lại sau hơn ba năm tạm dừng thi công. Dự án gồm 11 gói thầu, hiện còn 4 gói thầu đã chấm dứt hợp đồng được tổ chức đấu thầu lại.

TTXVN dẫn thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, VEC vừa phê duyệt xong kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu A1-1 thi công phần còn lại của gói thầu A1 thuộc dự án cao tốc Long Thành-Bến Lức.

Liên danh nhà thầu 319 – Vinaconex đã trúng thầu với giá hơn 447 tỉ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng 10 tháng. Sau khi ký hợp đồng, VEC yêu cầu nhà thầu triển khai ngay thiết bị, máy móc trên công trường để sớm hoàn thành công trình.

Gói thầu A1 thi công đoạn cao tốc Long Thành-Bến Lức nối vào cao tốc TPHCM-Trung Lương. Gói thầu này dùng nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), do vướng mắc về thủ tục nên ADB ngừng cấp vốn và đã phải ngưng thi công từ năm 2019 đến nay.

Dự án cao tốc Long Thành-Bến Lức dài khoảng 58 km, bao gồm 11 gói thầu chính. Hiện nay, 4 gói thầu đã cơ bản hoàn thành, 3 gói thầu đang xây dựng, 1 gói thầu vừa phê duyệt kết quả và 3 gói thầu đã chấm dứt hợp đồng đang tổ chức đấu thầu lại.

Dự án gồm 11 gói thầu xây lắp gồm đoạn 1 phía Tây (gói thầu A1, A2, A3, A4) sử dụng vốn vay ADB; đoạn 2 (gói thầu J1, J2, J3 bao gồm hai cầu Bình Khánh và Phước Khánh tại huyện Cần Giờ, TPHCM) sử dụng vốn vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); đoạn 3 phía Đông (gói thầu A5, A6, A7) sử dụng vốn vay ADB.

Sau hơn ba năm gián đoạn, các gói thầu xây lắp thuộc đoạn phía Đông đã thi công trở lại. Đây là đoạn tuyến sử dụng vốn vay từ ADB được khởi động lại ngay sau khi Quốc hội tái bố trí vốn viện trợ ODA cho dự án hồi tháng 6-2023.


Thái Lan miễn thêm visa, thúc đẩy 'đại chiến lược du lịch'

Chính phủ Thái Lan dự kiến miễn thị thực cho thêm nhiều nước châu Âu cũng như tăng hạn visa cho họ lên 90 ngày trong "đại chiến lược du lịch" mới.
Theo dự kiến trong giai đoạn đầu tiên, một số quốc gia được hưởng chính sách này gồm Anh, Đức và các nước ở vùng Scandinavi. Khách Âu là thị trường lớn thứ hai đến Thái Lan sau châu Á.
Chính quyền trước đó miễn visa tạm thời cho khách Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Ấn Độ, Đài Loan trong mùa cao điểm du lịch cuối năm đồng thời yêu cầu các hãng hàng không bổ sung thêm nhiều tuyến bay, giảm thời gian chờ đợi của du khách tại sân bay.

Thái Lan dự kiến cho phép các địa điểm giải trí đêm ở một số khu vực tại Bangkok, Phuket, Chiang Mai và Chonburi hoạt động đến 4h bắt đầu từ tháng 12, thay vì nửa đêm hoặc đến 2h.



Bên cạnh đó, chính phủ cấp phép tổ chức gần 3.000 sự kiện hòa nhạc, chạy marathon và các lễ hội văn hóa khác trong năm 2024 nhằm thu hút khách du lịch, khuyến khích ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn.

Miễn visa hoặc kéo dài thời gian lưu trú là chính sách được nhiều quốc gia Đông Nam Á áp dụng để thu hút khách. Malaysia, Singapore miễn visa cho 162 nước, Philippines miễn 157 nước, Thái Lan 65 nước còn Việt Nam mới miễn 24 nước. Indonesia, Malaysia, Singapore, Campuchia đều tung chính sách "thị thực vàng" có hiệu lực từ 5 đến 20 năm nhằm thu hút khách nhà giàu trên thế giới đến ở lâu và chi tiêu nhiều. Việt Nam nâng thời gian tạm trú từ 15 lên 45 ngày với công dân 13 nước được đơn phương miễn thị thực từ 14/8.


Những quốc gia khó xin visa nhất thế giới

Trên thế giới có 195 quốc gia và rất nhiều người mong muốn có cơ hội đến thăm, du lịch khắp các quốc gia này. Tuy nhiên, do yêu cầu về thị thực nên không phải ai cũng có thể tự do di chuyển.

Một số quốc gia có chính sách thị thực thông thoáng, trong khi những quốc gia khác lại khiến việc xin thị thực du lịch trở nên khó khăn hơn. Có nhiều lý do để chuyện du lịch đến một quốc gia gần như không thể, bao gồm không cấp thị thực du lịch vì lý do an toàn và chính trị; đơn xin cấp thị thực khó thực hiện và khiến người xin cấp thị thực không thể nộp đơn; lại có quốc gia đóng cửa với phần còn lại của thế giới...


Dưới đây là danh sách 10 quốc gia khó xin thị thực nhất:

Nga:

Quá trình xin thị thực khó khăn với nhiều câu hỏi, đặc biệt đối với công dân Mỹ.
Yêu cầu liệt kê chi tiết mọi chuyến đi trong mười năm qua để chấp thuận visa.

Cuba:

Công dân Mỹ không thể nhập cảnh vào Cuba vì mục đích du lịch mà phải theo một trong 11 chương trình được cấp phép.
Trường hợp được phép, khách Mỹ nhận Thẻ du lịch màu hồng.

Iran:

Khó xin thị thực do cần mã xác minh trước khi nộp đơn.
Sử dụng eVisa làm quy trình xin thị thực dễ dàng hơn.

Turkmenistan:

Chính sách thị thực cứng nhắc, yêu cầu mọi người xin thị thực.
Nộp đơn cần nhiều tài liệu, thư mời từ Cơ quan Di trú Turkmenistan, và có thể mất đến 20 ngày.

Chad:

Chỉ có 14 quốc gia được miễn thị thực, phần còn lại phải xin thị thực.
Phức tạp với việc nhận thư mời và thanh toán đầy đủ phí khách sạn trước khi đơn xin thị thực.

Bhutan:

Không chấp thuận thị thực cá nhân, chỉ chấp nhận qua gói du lịch.
Đối với Ấn Độ, Bangladesh, Maldives có thể xin thị thực cá nhân.

Ả Rập Xê Út:

Trước đây khó khăn, nhưng với eVisa, du khách có thể đến nếu đáp ứng yêu cầu.
Giới hạn nhập cảnh đối với công dân Israel và có quy tắc cụ thể cho du khách.

Afghanistan:

Tình hình chính trị làm việc nhập cảnh khó khăn, cần xin thị thực.
Ngay cả trước khi chính phủ lật đổ, việc xin thị thực là khó khăn.

Somalia:

Không khuyến khích đến với tư cách khách du lịch.
Thiếu lãnh sự quán hoặc đại sứ quán cấp thị thực cho du khách vì lý do an ninh.

Triều Tiên:

Quốc gia khó xin thị thực nhất với tư cách khách du lịch.
Chỉ qua công ty du lịch được nhà nước phê duyệt, hạn chế tự do và giao tiếp khi có visa.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn